Những người giàu và có ảnh hưởng nhiều đến phong cách nội thất Pháp vào thời đó đã nhận ra rằng. Phong cách nội thất Louis XV dường như là một sự lãng phí xa hoa và cần phải thay đổi đơn giản ít hoạ tiết, hoa văn và điềm đạm hơn. Phong cách nội thất Louis XVI là sự trở lại với các hoạ tiết cổ điển, nhấn mạnh tính đối xứng, các đường cong ít được sử dụng hơn.
Như chúng ta đã biết Louis XV lên ngôi khi còn rất trẻ sau sự ra đi của Louis XIV đại đế. Vào thời kỳ 1730 Pháp là một Vương quốc hùng mạnh nhất châu âu và đã quen với lối sống giàu sang vương giả của mình.
Nếu phong cách nội thất Louis XIII là sự thừa nhận các thiết kế hoành tráng trong các nhà thờ mang tính tôn giáo cao. Thì đến thời kỳ vua Louis XIV đã có sự thay đổi căn bản trong thiết kế nội thất. Đó là sự khẳng định quyền lực tuyệt đối của nhà vua và tầm ảnh hưởng rộng lớn của ông trong việc quyết định lựa chọn vật liệu cũng như các hoạ tiết trong thiết kế nội thất.
Ngoài những công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Paris, Khải Hoàn Môn….thì Pháp còn được biết đến với những công trình kiến trúc có giá trị lâu đời, trong đó có cung điện Versailles. Cung điện Versailles là công trình kiến trúc đồ sộ, lộng lẫy, ghi dấu những tinh hoa nghệ thuật của Pháp thế kỷ 17, 18 và được xem là biểu tượng quyền lực tối thượng của các triều đại phong kiến nơi đây
Xác định được sự khác biệt giữa các phong cách nội thất qua các thời kỳ Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI có thể là thách thức không nhỏ với bất cứ ai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các phong cách, biết và hiểu những gì đã làm cho các phong cách đó khác nhau, luôn là một lợi thế cho những ai yêu thích nội thất cổ điển và muốn tìm hiểu về nó.
Cung Điện Mùa Đông, mà một phần của nó là bảo tàng lừng danh Ermitazh ( Hermitage museum) là một địa điểm mà bất cứ một ai đam mê về kiến trúc và hội họa phải ghé thăm một lần trong đời. Chúng tôi gửi tới bạn một vài hình ảnh từ những lần ghé thăm Ermitazh, đó đều là những chi tiết đẹp đẽ nhiều cảm xúc và lắng đọng mãi trong tâm trí chúng ta.