Quo Vadis - Đi Đâu?
Cập nhật: 28/07/2016
Mọt sách thế hệ thời xa vắng ai cũng biết cuốn sách “Quo Vadis” (Henryk Sienkievich - Balan) kể về chuyện tình giữa chàng quý tộc La Mã Vinicius và cô nàng Cơ đốc giáo Ligia. Mười người đọc, chín người không hiểu Quo Vadis có ý nghĩa thực sự là gì ? Hôm nay mình rảnh rỗi chia sẻ câu chuyện này thông qua bức tranh “Domine quo vadis?” của danh họa Ý: Annibale Carracci.
Bức tranh sơn dầu vẽ vào khoảng năm 1600 tại Rome, bố cục và màu sắc hoàn toàn trong khuôn khổ của các bức tranh kinh điển: tính nhịp điệu và tượng trưng trong ngôn ngữ cơ thể của nhân vật, màu sắc da thịt, nếp gấp áo xống, hậu cảnh tối mù, đẩy thị giác và kịch tính lên cao trào. Trong tranh ta thấy Thánh Peter ( Phê rô) đang vội vàng đi đâu bỗng dừng khựng lại khi gặp Chúa Jesus, ông hỏi "Quo vadis, Domine?" ( Lạy Chúa, thày đi đâu?), Chúa Jesus trả lời "Eo Romam crucifigi iterum" (Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa!), định bỏ chạy trong cơn bức hại tàn bạo Thiên chúa giáo thời kỳ Nero* - Peter nghe Chúa nói vậy bỗng tỉnh ngộ, can đảm quay lại Rome chịu tử vì đạo cùng các tín hữu. Hình ảnh Chúa Jesus được đặt dưới nguồn sáng dồi dào với một cơ thể cường tráng và thái độ dứt khoát mạnh mẽ, đối lập với một Peter dúm dó, tối tăm nhiều nỗi sợ hãi. “Quo Vadis” trở thành một thành ngữ từ thánh tích đó, hàm ý về sự thức tỉnh khi đứng trước chân lý, Sienkiewicz cho biết nguồn cảm hứng để ông viết tác phẩm văn học “Quo Vadis” từ lúc ông có dịp thăm nhà thờ Quo Vadis – Rome nơi Peter gặp Chúa khi đang chạy trốn.
• Wikipedia có nói vậy, nhưng theo cá nhân mình thì câu chuyện có tính biểu tượng thôi, chứ Chúa Jesus bị đóng đinh ở Golgotha – Jerusalem ( Isarel), vác cây thập tự ấy mà “về” Rome thì phải ra sân bay check out mới kịp được, hoặc các học giả nên dịch là “ tớ về chỗ bọn Rome đây, cho đóng đinh lần nữa!” ( Rome ở đây là sự chiếm đóng).
LEES VIETNAM