Barend Cornelis Koekkoek là một trong những họa sỹ tranh phong cảnh xuất sắc nhất của Hà Lan vào thế kỷ 19 - người tiên phong mở đường cho thể loại tranh phong cảnh theo chủ nghĩa lãng mạn. Với tài năng xuất chúng cùng khả năng cảm nhận thiên nhiên tinh tế, tranh của Koekkoek luôn là sự khác biệt bởi chất thơ làm say đắm lòng người.
Đặt ở một góc trang trọng trong nhà thờ thánh Peter Basillical (Vatican-Roma) Pieta (Tượng Đức Mẹ Sầu Bi) là một kiệt tác điêu khắc của nhân loại. Kết tinh của tài năng phi thường, nỗi thổn thức và sự đồng cảm đạt tới mức thần thánh trong niềm tin tôn giáo.
Nước Nga không chỉ được biết đến với vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng của những công trình kiến trúc vĩ đại mà còn nổi tiếng với những những tác phẩm nghệ thuật để đời của những nhà họa sỹ tài hoa. Ngoài một số họa sỹ có tên tuổi như: Levitan, Alexander Ivanov, Ilya Repin….thì phải kể đến Shishkin Ivan Ivanovich- họa sỹ thiên tài chuyên vẽ tranh phong cảnh.
Auguste Rodin là nhà điêu khắc, nghệ sỹ vĩ đại người Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20. Tác phẩm của Rodin không miêu tả chuyện trong huyền thoại Hy lạp hay điển tích trong Kinh thánh, mà ông nắn tượng tiêu biểu cho riêng từng cá nhân với nhiều đề tài khác nhau. Ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị như: “The thinker”, “Victor Hugo”, “The Walking Mane”…và đặc biệt là “The Kiss”- một trong những kiệt tác nghệ thuật làm nên tên tuổi của ông
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong văn thơ và hội họa. Dưới nét cọ tài hoa của tác giả, tình yêu hiện lên với muôn vàn cung bậc cảm xúc: nhớ nhung, giận hờn, hạnh phúc hay khổ đau, thậm chí chỉ một cái hôn trộm thôi cũng đủ để tác giả diễn tả được một khung cảnh chân thực đến nỗi người xem cứ ngỡ như mọi thứ đang diễn ra trước mắt mình.
Jacques- Louis David là một trong những họa sỹ nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Ông là họa sỹ theo trường phái tân cổ điển và được biết đến với những tác phẩm nghệ thuật để đời như: “The Deth of Marat”,“The Death of Socrates”, “Napoleon Crossing the Alps”.