Kiến trúc kinh điển Châu Âu có một thứ ngữ pháp mạch lạc và sinh động là nhờ những ghi chép và hệ thống hóa từ các bậc thày kiến trúc, trong đó có một phần thường ít được chú ý hơn là những thiết kế đồ gỗ nội thất. Phải đến khi Chippendale xuất hiện, mọi thứ dường như được ghi chép rõ ràng và có giá trị lưu truyền sánh ngang với các tác phẩm kiển trúc, đơn giản bởi vì ông xuất thất là một thợ làm đồ gỗ.
Gianni Versace - nhà thiết kế thiên tài người Ý, người sáng lập nên thương hiệu Versace lừng lẫy - một trong những thương hiệu xa xỉ nhất hành tinh. Với tài năng thiên bẩm và sự sáng tạo không ngừng, Gianni Versace đã trở thành ông hoàng của làng thời trang thập niên 90 với những sản phẩm như quần áo, đồng hồ, phụ kiện, nước hoa… Không những thế, ông còn nổi tiếng với những sản phẩm nội thất cực kỳ hoàn hảo đầy uy quyền và quyến rũ.
Le Corbusier được xem là người tiên phong của trào lưu kiến trúc hiện đại, là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với kiến trúc thế giới nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một họa sỹ, một nhà thiết kế nội thất tài năng. Với ông “Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của tập hợp các hình khối trong ánh sáng”. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về cấu trúc hình học và bằng sự say mê sáng tạo của một người nghệ sỹ, Le Corbusier đã biến những hình khối đơn giản trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian.
Nếu như Tadao Ando sử dụng ánh sáng và gió để chuyển tải ngôn ngữ của kiến trúc thì Norman Foster lại tận dụng các tính năng nổi bật của thép và kính để phô bày vẻ đẹp hiếm có của công trình. Ông cho rằng ”kiến trúc gần với con người và chất lượng sống. Kiến trúc không thể tự tồn tại tách rời. Chúng ta phải tạo nên những công trình sao cho đó chính là công nghệ và văn hóa”. Với triết lý sâu sắc này, Norman Foster đã mang lại cho chúng ta những điều diệu kỳ tưởng chừng như không thể xảy ra và hơn hết là ban tặng cho nhân loại một kiến trúc sư vĩ đại và đáng kính.
Tiếp nối thành công của những cây đại thụ trong kiến trúc hiện đại như Frank Lloyd Wright, Mies van der Rohe chính là kiến trúc sư tài hoa Tadao Ando. Với triết lý kiến trúc thiên về ánh sáng và gió, Ando đã sáng tạo ra những công trình tầm cỡ thế giới chứa đựng sự cảm nhận tinh tế, tư duy nhạy bén trong việc phân tích các yếu tố tự nhiên cũng như sự sáng tạo trong việc kết hợp các vật liệu của công trình.
Nổi tiếng với câu châm ngôn ”ít là nhiều”, kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe- một trong những bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Không những thế, ông còn là người thay đổi cả diện mạo của nước Mỹ khổng lồ với cách mạng nhà thép kinh điển cùng những thiết kế nội thất tuyệt vời.
Frank Lloyd Wright được xem là kiến trúc sư vĩ đại nhất mọi thời đại của Mỹ. Với tài năng hiếm có, cùng niềm say mê sáng tạo, Wright đã thiết kế hơn 1000 tòa nhà. Trong đó hơn 400 thiết kế đã được xây dựng và chúng được xem là những tác phẩm kinh điển trong nghành kiến trúc với các yếu tố xúc cảm, sự lãng mạn, không gian và đặc biệt là sự sáng tạo đỉnh cao. Không chỉ là một kiến trúc sư xuất sắc mà ông còn là một nhà thiết kế nội thất tài hoa với những sản phẩm độc đáo, có giá trị.