Phong cách và xu hướng Phong cách Thượng Hải Mới

Phong cách Thượng Hải Mới

Cập nhật: 23/02/2016
Khi nhắc đến Thượng Hải hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến một thành phố nhộn nhịp, hưng thịnh, điều này bắt nguồn từ thời kỳ hoàng kim của nó vào đầu thế kỷ 20. Khi đó nó được ví như là Paris của Phương Đông, đồng nghĩa với sự suy đồi, hoang phí và sự mục nát của xã hội. Một thành phố luôn náo nhiệt, sầm uất với những con bạc, xã hội đen, các cô gái vũ trường và cả những thương gia buôn bán ma túy. Cho đến ngày nay, vết tích của sự huy hoàng và lối sống vương giả vẫn còn tồn tại trong kiến trúc và diện mạo của nó.

Thành phố Thượng Hải nằm trên bờ biển Đông Trung Quốc, tại cửa của con sông Dương Tử nổi tiếng. Vào năm 1843, Thượng Hải trở thành cảng thông thương, là nơi giao lưu buôn bán, cho phép những thương gia nước ngoài du nhập vào. Kết quả là thành phố sầm uất này đã bị người Anh, Pháp, Mỹ chia ra nhiều phần và bị cai quản dưới luật lệ của những nước này. Ngoài ra, nó còn trở thành ngôi nhà của những người tỵ nạn khi họ chạy trốn khỏi những cuộc bạo loạn địa phương giữa thế kỷ 19.


Vào năm 1930, Thượng Hải trở thành trung tâm văn hóa chính trị của Trung Quốc với sự xuất hiện của nhiều phong cách kiến trúc của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong cuốn sách ”A Last Look, Westen Architechture in Old Shanghai” của Tess Johnson, cô đã ghi chú rằng: không có một thành phố nào trên thế giới có thể hội tụ được nhiều phong cách kiến trúc như ở Thượng Hải ví dụ như: trên con đê Bund nổi tiếng là những công trình mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây, trong vùng đất cai quản của người Pháp là những lâu đài mang phong cách Tudor hoa lệ của người Taipnas giàu có (những thương gia nước ngoài). Ngoài ra, còn có những ngôi nhà mang phong cách truyền thống Trung Quốc như: Shikumen ( cổng đá) và cả những tòa nhà chọc trời hiện đại mọc lên khắp thành phố này.
Cuối những năm 1920 là thời kỳ thịnh hành của phong cách Art deco. Đặc trưng của phong cách này là sự phong phú về màu sắc, hình dáng hình học táo bạo và cả những chi tiết trang trí xa hoa. Bên cạnh đó, nhờ những kỹ thuật xây dựng hiện đại đã tạo ra những tòa nhà cao chọc trời và rất nhiều trong số chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay ví dụ như: khách sạn Peace, khách sạn Park, tòa nhà Grosvenorn nổi tiếng và cả rạp chiếu phim Paramount. Tuy nhiên, sự xuất hiện chóng mặt của những tòa nhà này đột ngột bị gián đoạn bới ảnh hưởng mạnh mẽ của chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời sự ra đời của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã làm tạm ngừng sự du nhập của người dân Phương Tây vào Trung Quốc trong một thời gian dài.

Ngày nay Thượng Hải được biết đến là một thành phố với những sự thay đổi khổng lồ, là nơi mà những tòa nhà chọc trời thay thế những công trình kiến trúc truyền thống mục nát, là thành phố sầm uất, nhộn nhịp của những chiếc taxi, xe hơi và những chiếc xe buýt ngập tràn các con phố. Dù vậy, ở một góc nhỏ nào đó vẫn còn tồn tại những ngôi nhà mang nét đẹp truyền thống cổ xưa. Mỗi một không gian nhỏ đại diện cho những phong cách khác nhau từ Art deco hoa lệ, cho đến phong cách Retro hiện đại và cả phong cách lãng mạn, trữ tình. Việc lưu giữ những giá trị hoài cổ này không chỉ giúp người dân Thượng Hải hồi tưởng về truyền thống và lịch sử của đất nước họ mà còn mang lại một không gian sống độc đáo và đầy cuốn hút.

A SLICE OF NOSTSLGIA- MỘT THOÁNG CỔ XƯA

Khung cảnh về đêm của Thượng Hải đang trải qua một sự biến đổi rõ rệt với sự xuất hiện của vô số quán bar và nhà hàng với nhiều phong cách khác nhau. Face là một ví dụ điển hình, được xây dựng vào năm 1936 từ đá và gạch màu đỏ trong ngôi vườn của khu phức hợp Rui Jin Guest House thuộc vùng cai quản của người Pháp. Face mang lại cho người dự tiệc những hiểu biết về lịch sử, về nỗi niềm quê hương cũng như sự lãng mạn trong ẩm thực.

Face nằm ở phía Nam của khu vườn. Biệt thự được chia thành 3 khu vực: một quán bar với phong cách Trung Quốc cổ xưa ở dưới lầu, Nhà hàng Lan Na Thai ở trên lầu và nhà hàng Ấn Độ Hazara ở bên ngoài. Không chỉ có ở thành phố Thượng Hải, mà Face còn có các chi nhánh ở các nước khác như Jakata, Indonesia, Singapore và Mongolia…

Cho đến nay, cấu trúc của tòa nhà này vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên không gian bên trong đã được trang hoàng lại với những bức tường màu cam, vàng, những chiếc ghế tựa xanh và đỏ tiện nghi, những cánh cửa gỗ cùng những chiếc rèm trắng bồng bềnh… Hầu hết đồ nội thất ở đây đều có nguồn gốc từ chợ Thượng Hải và điều đặc biệt là chúng không được đánh bóng với mục đích giữ được không gian truyền thống cổ xưa.

Những người chủ hiện tại của Face muốn tái tạo lại không gian để biến nó trở thành một nhà hàng mang phong cách Thượng Hải hiện đại. Một khu vực quầy bar được trang trí với rất nhiều đồ nội thất Trung Quốc. Bên cạnh đó là không gian ấm áp, hiện đại được tạo nên nhờ những bức tường màu vàng và cam. Đây là một sự kết hợp khá thông minh nhằm tạo sự cân bằng, hòa quyện giữa phong cách hiện đại và phong cách truyền thống.

Một căn phỏng nhỏ xinh tách biệt với khu vực quán bar là một không gian vô cùng cuốn hút. Sự tương phản giữa nét mộc mạc của chiếc giường gỗ được chạm khắc cầu kỳ mang phong cách truyền thống Trung Quốc và vẻ tươi mới của những chiếc gối sặc sỡ màu sắc là điểm nhấn của căn phòng này.

LEES VIETNAM
Top
Bình luận