Đồ nội thất thời kỳ Louis XIV
Update: 23/08/2015
Cùng với việc xây dựng cung điện Versailles nguy nga tráng lệ, những món đồ nội thất tương xứng cũng cần phải được thiết kế. Đó là khởi nguồn của hàng loạt những đồ nội thất xa xỉ cầu kỳ nhất của thời kì trị vì của Louis, trong số rất nhiều thiết kế ấy vẫn còn dư âm cho đến ngày nay bằng những biến thể giản lược đi hoặc nâng cấp về vật liệu, hay đơn thuần là phục chế lại những tác phẩm kinh điển ấy.
Louis XIV- chân dung năm 1673 và năm 1701 ( tranh sơn dầu)
Vào năm 1663, vua Louis 14 đã bổ nhiệm một giám sát viên cho đồ nội thất hoàng gia. Trong thư bổ nhiệm, nhà vua đã viết "không có thứ gì có thể tôn vinh được uy quyền của nhà vua bằng hình ảnh cung điện nguy nga, tráng lệ và đồ nội thất quý báu." Với ý tưởng tôn vinh chế độ quân chủ, vua Louis 14 đã lên kế hoạch cho việc xây dựng một cung điện nguy nga tráng lệ với một loạt đồ nội thất sang trọng, xa hoa. Bắt chước sở thích xa hoa của cố vấn dày kinh nghệm của mình, Đức Hồng y Mazarin, nhà vua đã mua lại một bộ sưu tập sặc sỡ gồm 76 tủ gỗ: Một số tủ được trang trí bằng sơn mài và được làm từ những vật liệu đắt tiền, ví dụ như:, đá mã não, cẩm thạch, bạc và ngà voi. (3 trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay: một chiếc ở trong viện bảo tàng Paris, đã được tu sửa một ít, cặp còn lại nằm trong bộ sưu tập của nước Anh). Bên cạnh những đồ nội thất được làm từ gỗ mạ vàng, nhà vua còn sở hữu được một bộ nội thất được làm từ bạc nguyên chất bao gồm khán đài nến, những chiếc bàn đồ sộ, ghế dài và ghế đẩu, đèn chùm và khung gương
Trong số những nhà nội thất tài hoa của thời bấy giờ có Pierre Gole, được vua Louis 14 đặt tên vào năm 1651, và Domenico Cucci (ca. 1635–1704/5), người làm việc ở công xưởng dưới sự hướng dẫn của Charles Le Brun thì còn có André-Charles Boulle (1642–1732), ông được ủy quyền làm nội thất hoàng gia năm 1672 và chuyên về đồ nội thất được làm bằng gỗ tuy nhiên sau đó ông lại được biết đến với sự xuất sắc trong kỹ thuật khảm kim loại (đồng và thiếc được khảm vào đồi mồi). Đồ nội thất của những thợ thủ công này có đặc tính hoàn toàn đối lập với phong cách Baroque, bao gồm cả phương pháp sử dụng màu sắc và các bề mặt.
Trải qua sự hồi sinh kỳ diệu ở Châu Âu trong suốt thế kỷ 17, việc khảm veneer lên đồi mồi bắt đầu phổ biến ở Rome vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Thời gian này, mai của rùa biển nhiệt đới được dùng để trang trí cho bề mặt gỗ của nội thất, nơi được dùng để làm nền cho việc trang trí các vật liệu sặc sỡ đôi khi có phần mới lạ. Với sự phong phú của khảm đồi mồi trong bộ sưu tập ở bảo tàng đã cho thấy sự phổ biến rộng rãi của nó trong suốt khoảng thời gian này. Điển hình là Pierre Gole (1986.38.1) đã thiết kế một chiếc bàn với sự kết hợp các nguyên liệu như đồi mồi, gỗ mun và ngà voi. Thợ nội thất Alexandre-Jean Oppenordt - người Hà Lan (1639–1715) (1986.365.3) đã làm một chiếc bàn chắc chắn từ đồi mồi đỏ được khảm thiếc cho vua Louis 14, sau đó ông trở thành công dân Pháp năm 1679, được nhà vua đặt tên vào năm 1684. Ngoài những chiếc bàn được làm từ đồi mồi được khảm đồng và thiếc kể trên thì những đồ vật trang trí trên bàn cũng được thiết kế với những chi tiết theo motip của hình dạng đồi mồi, đây được cho là sản phẩm của sự cộng tác giữa nhà thiết kế Jean Berain và thợ nội thất Oppenordt.
Trong số các họa sỹ, nhà điêu khắc, và thợ thủ công trong xưởng thì có Boulle, Jean Bérain và thợ làm đồng hồ Jacques Thuret (died ca. 1738) rất thân thiết với nhau. Ba người họ gắn bó với nhau nhờ tình bạn và tình anh em ruột thịt: Boulle được cho là có họ hàng với Thuret, còn Thuret lại là con rể của Bérain's. Vì vậy việc họ hợp tác cùng nhau để chế tạo ra đồng hồ của bảo tàng là điều tất yếu. Thuret (hoặc có thể là cha của ông ấy) đã sản xuất ra bộ máy hoạt động, Boulle sáng tạo ra hộp và đế, còn Bérain thiết kế ra hình dáng của chân đế và nhiều khung mạ vàng.
Bérain đã cung cấp các mẫu thiết kế cho hộp đồng hồ và đế với những chi tiết được khảm tinh tế và mạ vàng- đồng công phu, đây được cho là sản phẩm độc đáo của xưởng André-Charles Boulle's. Hiển nhiên Boulle đã nhận được sự khích lệ, tán dương của nhà vua và ông ấy được xem là người sản xuất đồ nội thất xuất sắc nhất trong suốt triều đại Louis 14. Tuy nhiên, sự thật là kỹ thuật khảm kim loại vào đồi mồi trong thiết kế vỏ và chân đồng hồ ở viện bảo tàng không phải là phát minh của Boulle, dù cho đồ nội thất trong giai đoạn này thường được cho là của Boulle. Kỹ thuật này dường như được nhập khẩu từ Ý và được được đưa vào sử dụng ở Pháp vào giữa những năm 1650.
Điểm khác biệt giữa Boulle và những thợ thủ công khác chính là niềm đam mê vô hạn với bộ sưu tập tranh của mình. Kho tài sản của ông (Đặc biệt là bộ sưu tập bị cháy lụi trong trong một vụ cháy xưởng thảm khốc vào năm 1720) được xem là con số kỷ lục của người nghê sỹ nổi tiếng nhất ở thời đại này. Boulle đã ứng dụng bộ sưu tập của mình vào thiết kế và sản xuất đồ nội thất, đặc biệt là các khung được gắn kết mạ vàng và đồng. Những yếu tố này được cho là sao chép từ nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17 của Michelangelo và the Fleming François Duquesnoy, thậm chí những mô hình của những con số đồng hồ cũng được vay mượn từ nghệ thuật điêu khắc đương đại của Pháp.
Tài nghệ của Boulle trong nghệ thuật điêu khắc được phản ánh trong các chi tiết mạ vàng công phu trên cánh cửa của tủ quần áo: các kiến trúc hình lá cây cuộn tròn trên cửa tủ chính là sản phẩm của kỹ thuật khảm hai chiều của đồi mồi và đồng. Xuất phát từ nguyên mẫu cổ điển, những chi tiết như lông của động vật hay lá cây thường được sử dụng trong nội thất của Boulle. Ngoài ra, ông còn sử dụng những tấm gỗ mun mỏng để làm đường viền trang trí ở đằng trước và hai bên của tủ quần áo.
Vào năm 1699, đề án trang trí của những bức tranh treo tường đã được đề xuất cho các buồng của duchesse de Bourgogne- cháu dâu của vua Louis 14. Trong một nhận xét bằng văn bản về sự đề xuất này, nhà vua đã nhắc nhở các kiến trúc sư và nhà quản lý nghệ thuật vừa được bổ nhiệm, Jules Hardouin-Mansart tránh sự trang nghiêm và đảm bảo các chi tiết trang trí được tao nhã, nhẹ nhàng và ẩn chứa nhiệt huyết tuổi trẻ. Những nhận xét của nhà vua đã góp phần tạo ra các tư tưởng chống lại sự phô trương của phong cách thiết kế nội thất của vua Louis 14 và mang đến một sự tiếp cận mới mẻ với nghệ thuật trang trí. Trong trang trí nội thất, sự trang nghiêm vẫn chiếm ưu thế tuy nhiên hình dáng và các đường nét của đồ nội thất bắt đầu loại bỏ được sự cứng nhắc (so với năm 1986.38.1 and 1982.60.82). Những chiếc tủ đồ sộ với chi tiết trang trí thô kệch đã dần bị loại bỏ, trong khi những chiếc tủ nhiều ngăn lại được chuộng cho việc cất giữ quần áo thay thế cho những chiếc rương hoặc những hộp cũ. Sự tiện nghi cùng với kết quả của sự sói mòn về hình thức góp phần làm lu mờ phong cách chủ đạo của vua Louis 14. Đây được xem là một sự chuyển tiếp từ phong cách cũ sang phong cách mới và quá trình này đã được thực hiện trong những năm cuối của triều đại nhà vua (1710 đến 1715).
Tủ comode - André-Charles Boulle (Pháp, 1642-1732) - Gỗ mun kết hợp với gỗ óc chó lạng mỏng , họa tiết khảm đồi mồi cùng hoa văn đồng mạ vàng, mặt tủ đá cẩm thạch
Dù Boulle đã đưa ra khá nhiều mẫu nội thất hoàng gia nhưng chỉ có hai hạng mục được chọn dành riêng cho phòng ngủ của nhà vua ở for Grand Trianon: đó là một cặp tủ có ngăn được làm giữa năm 1708 và 1709 và bây giờ được triển lãm ở Château de Versailles. Xưởng của Boulle đã giữ lại một số khuôn mẫu dùng cho trang trí hoa văn và những mô hình bằng đồng (những mẫu này được cho là tài sản của Boulle trong kho năm 1732.) với mục đích là thợ của họ có thể làm theo những mô hình này bất cứ khi nào họ cần. Điều này được thể hiện rõ trong bản ghi chép về việc chuyển giao tài sản cho 4 người con trai của Boulle( cũng là thợ làm nội thất). Trong đó có ghi: “3 chiếc tủ chưa hoàn thiện là bản sao của mô hình tủ của nhà vua ở Trianon.
Hình ảnh những con nhân sư có cánh nằm ở góc tủ (1982.60.82) được đúc bằng đồng và mạ vàng công phu đã phần nào thể hiện được sự khéo léo của Boulle và dường như đây là mô hình đầu tiên có mặt trong những xưởng từ năm 1710 đến năm 1715. Vào thời điểm này, những tủ có ngăn vẫn là một hạng mục khá mới của đồ nội thất được sản xuất lần đầu tiên vào khoảng năm 1700 như là sự kết hợp của một cái rương, một cái bàn và ngăn kéo. Đây là kết quả của một quá trình sáng tạo độc đáo của Boulle. Tuy nhiên tủ nguyên bản của Boulle và những bản sao đã bị chỉ trích về mặt thẩm mỹ vì hình thức còn khá rườm rà, điều này được thể hiện rõ ràng trong cấu trúc của chân có hình dang xoắn ốc bè bè tiếp giáp với phần chân cong ở bên trong. Có thể thợ làm tủ đã cố tình thiết kế thêm bốn cái chân thấp với mục đích nâng đỡ trọng lượng của cái tủ bao gồm phần trên làm bằng đá cẩm thạch và khung mạ đồng. Mặc dù hình thức còn khá vụng về nhưng mô hình tủ của Boulle đã được nhân bản nhiều lần trong suốt 200 năm qua.
LEE'S VIETNAM